Tổng quan về máy xét nghiệm sinh hóa máu

1. Xét nghiệm sinh hóa là gì

Xét nghiệm sinh hóa đóng vai trò quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hóa sinh trong cơ thể người, đặc biêt đóng góp vào việc dự phòng, chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng trong khao học xét nghiệm, chẩn đoán đã giúp cho việc đánh giá kết quả nhanh, nhạy, chính xác và định lượng nhiều chất có nồng độ thấp.

Kết quả xét nghiệm hóa sinh là yếu tố khách quan phản ánh những diễn biến bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm hóa sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do môi trường tác động, tình trạng của cơ thể: biến thiên sinh học (tuổi, giới tính, hoạt động dinh dưỡng..), diễn biến tâm lý, tác động của các phương pháp điều trị (dùng thuốc, truyền dịch...), cách lấy mẫu, bảo quả mẫu, phương pháp xác định, tính kết quả.

2. Nguyên lý hoạt động

Hiện nay hầu hết các máy xét nghiệm sinh hóa đều dùng phương pháp đo mật độ quang để xác định nồng độ của mẫu bệnh phẩm. Các bạn có thể tìm hiểu nguyên lý này tại nguyên lý đo quang trong xét nghiệm sinh hóa máu

3. Cấu tạo
Một số máy có thể có những thành phần khác nhau, nhưng tất cả các  máy sinh hóa đều có 3 thành phần chính là:
- Nguồn sáng: Là các đèn chiếu sáng có dải sóng tương đối rộng tùy theo bước sóng của phép đo mà người ta có thể sử dụng các loại nguồn khác nhau.
- Bộ phận tán sắc (tạo tia đơn sắc - thường là các kính lọc): Cho phép một loại bước sóng được truyền qua.
- Bộ phận thu nhận đo quang điện: Biến tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện và khuyếch đại lên (nếu cần). Xác định mật độ quang qua sự các sự biến đổi về điện
Sơ đồ nguyên lý của một máy xét nghiệm sinh hóa cơ bản như sau:

4. Các loại máy sinh hóa
a. Máy sinh hóa bán tự động
Các dung dịch chuẩn được pha chế đơn lẻ, các quy trình vận hành được điều khiển bằng tay, việc đo đạc và tính toán kết quả thực hiện tự động trên nhiều mẫu một lúc.
Kỹ thuật viên sẽ thực hiện việc hút, pha và ủ hóa chất theo trình tự, rồi mới đưa vào máy xét nghiệm hút để đọc kết quả.


Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động Mindray BA-88A

b. Máy sinh hóa tự động
Các dung dịch chuẩn được pha tự động, các quy trình vận hành được điều khiển tự động, việc đo đạc và tính toán kết quả thực hiện tự động trên nhiều mẫu một lúc
Hóa chất được đưa vào ngăn chứa riêng của máy, KTV lấy mẫu bệnh phẩm, ly tâm và  đưa vào ngăn chứa, máy sẽ tự động thực hiện theo yêu cầu từ pha hóa chất đến ủ và đọc kết quả.


Hệ thống máy sinh hóa tự động công suất cao AU-5800 của Beckman Coulter (tích hợp điện giải)

5. Sử dụng và bảo quản
a. Khi bât, tắt máy
- Nên sử dụng bộ lưu điện để tránh trường hợp mất điện đột ngột. Khi có điện trở lại nên để nguồn điện ổn định 3-5 phút ta mới bật máy.
- Chú ý không bật máy ngay sau khi tắt máy, vì dòng điện cảm ứng có thể gây hại cho mạch điện tử. Sau ít nhất 30s để
 máy ổn định mới bật máy.
- Trước khi tắt máy nên rửa nhiều lần bằng nước cất, đậy đầu bơm để tránh bị bụi bẩn rồi mới tắt nguồn.
- Nên đặt máy ở nơi khô thoáng, không bị ẩm, bụi bẩn, tốt nhất là có máy hút ẩm hoặc điều hòa.
- Hàng ngày dù không sử dụng máy cũng nên bật máy 30 phút để tránh máy bị ẩm, mốc
b. Khi làm xét nghiệm
- Trước khi làm xét nghiệm nên bật máy và đợi từ 5-10 phút cho máy ổn định rồi mới bắt đầu làm xét nghiệm
- Hóa chất lấy ra khỏi tủ nên để 15 đến 20 phút ở nhiệt độ phòng, ổn định rồi mới sử dụng
- Với các xét nghiệm dùng phương pháp Endpoint nên ủ đủ thời gian và đúng nhiệt độ cho phép
- Tránh lau đầu côn, đầu hút của máy và ống nghiệm bằng bông hay khăn bẩn. Vì như vậy sẽ dễ sót bông, dị vật có thể làm tắc trong buồng đo, dây bơm dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
6. Những lỗi thường gặp khi làm xét nghiệm sinh hóa và cách khắc phục
a. Sai số do nguyên nhân chủ quan của KTV

- Hút mẫu bị lẫn cả hồng cầu -> Không nên để đầu côn pipet quá sâu trong ống mẫu, khi hút chú ý quan sát vị trí đầu côn
- Pha hóa chất không đúng tỉ lệ -> Pha theo đúng tỉ lệ của nhà cung cấp, sử dụng pipet đảm bảo chất lượng
- Thời gian ủ, nhiệt độ ủ không đúng -> Nên sử dụng bồn ủ, đồng hồ để đảm bảo chính xác
- Hút hóa chất bị lẫn bọt khí -> Chú ý thao tác khi sử dụng pipet đảm bảo đúng quy cách, pha hóa chất bị bọt nên gạn bớt bọt trước khi đưa vào ống hút của máy
b. Sai số do hóa chất, máy xét nghiệm
- Hóa chất lỗi, quá hạn sử dụng -> Khi phát hiện tuyệt đối không được sử dụng tiếp, phải sử dụng hóa chất khác đảm bảo chất lượng
- Máy báo ánh sáng bóng quá yếu hoặc quá mạnh -> Vệ sinh lại Flowcell (Curvete), kiểm tra đường ống có bông,dị vật, hay bị tắc không, đảo bảo mẫu hút không bị lẫn bọt khí. Kiểm tra lại Gain bóng, nếu không đạt chất lượng thì cần thay bóng chính hãng
- Flowcell (Curvete) bị bẩn tắc -> Nhấc Flowcell ra và dùng bơm tiêm hút cồn (hoặc nước cât) vệ sinh trong lòng Flowcell đẩy hết các dị vật trong lòng ống
- Bơm hút không đúng thể tích -> Kiểm tra đường ống có bị tắc không. Kiểm tra lại motor bơm hút của máy.

Viết bình luận