Trị liệu bằng máy kéo giãn

Khái niêm cơ bản.

Trị liệu khớp bắng sức kéo: từ thời Hippocrates (người sáng lập ra nền y học hiện đại – từ năm 460 trước Công Nguyên tới 377 trước Công Nguyên) cho đến nay, liệu pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi.

Với công nghệ hiện đại cũng như kinh nghiệm và hiểu biết hiện nay, phương pháp trị liệu cổ đại có từ thời Hippocrates này vẫn có tính ứng dụng cao cho đến ngày nay.

Phương pháp này được khuyến nghị và ứng dụng rộng rãi trong việc trị liệu nắn các khớp động, không chỉ bởi yêu cầu lực kéo dãn giảm theo độ giãn tương ứng, mà còn bởi vì trạng thái bất động sẽ làm cho các khớp dễ bị tổn thương. Theo mức độ thường xuyên, phương pháp trị liệu bằng lực kéo này được sử dụng chủ yếu cho vùng cổ, đốt sống thắt lưng, hông, đầu gối và hiếm hơn là vùng vai và cột sống.

Mục đích của phương pháp trị liệu này là phân tán lực lên trục của một hoặc nhiều khớp. Cũng như phân tán lực theo cách thủ công, một cách thức kiểm tra sức chịu đựng của bệnh nhân trong quá trình trị liệu, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày càng có thêm nhiều thiết bị tinh vi với độ chính xác cao có thể hỗ trợ trị liệu môt cách hiệu quả, nhờ những thiết bị an toàn này, việc trị liệu bằng lực kéo và độ bền cho phép thiết bị thực hiện những thao tác chính xác và kéo dài suốt quá trình trị liệu, bởi trên thực tế con người khó có thể thực hiện được định lượng lực kéo và bệnh lý cụ thể cho mỗi chu kỳ riêng. Do đó, thiết bị là công cụ không thể thiếu đối với các chuyên gia- người sử dụng thiết bị để trị liệu, có thể xác định phương thức cũng như các thông số cần thiết cho quá trình trị liệu. Thiết bị sẽ hoạt động tự động dựa theo thông số được cài đặt sẵn và dựa trên kinh nghiệm, kiến thức cũng kỹ năng của bác sỹ chuyên khoa.

Đặc điểm giải phẫu của cột sống.

Cột sống bao gồm 32-33 đốt sống, chia thành 5 đoạn: đoạn cổ có 7 đốt, đoạn lưng có 12 đốt, đoạn thắt lưng có 5 đốt, đoạn cùng có 5 đốt dính vào nhau, và đoạn cụt có 3-4 đốt.

Đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cột sống, bao gồm: khoang gian đốt, nửa phần thân đốt sồng trên và đốt sống dưới, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, khớp đốt sống và tất cả phần mềm tương ứng

+ Đĩa đệm gian đốt: là một đĩa sụn sợi, độ dày tùy thuộc đoạn cột sống, đoạn cổ dày 3mm, đoạn lưng 5mm và đoạn thắt lưng 9mm. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm: mâm sụn dính vào thân đốt, vòng sợi gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi quấn vào nhau như hình xoắn ốc tạo thành những vòng đồng tâm xung quanh nhân nhày, nhân nhày có hình cầu hoặc bầu dục nằm trong vòng sợi, khi vận động cột sống về 1 phía (nghiêng, cúi, ưỡn) thì nhân nhày sẽ dịch chuyển về phía đối diện, nếu vận động cột sống đột ngột, quá mức thì nhân nhày không kịp dịch chuyển theo sẽ bị kẹt lại hoặc bật ra khỏi vị trí của nó trong vòng sụn gây nên thoát vị đĩa đệm.

+ Khớp liên đốt: do các mỏm khớp thẳng của các đốt sống tiếp khớp với nhau.

+ Các dây chằng: Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm, dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm, ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang. Các vị trí có dây chằng bám là những vị trí rất vững chắc ít khi nhân nhày thoát vị ra các vị trí này, mà thường thoát vị ra các điểm yếu không có dây chằng bám, vị trí hay gặp là ở phía sau bên cột sống.

+ Lỗ ghép: tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống dưới, lỗ ghép cho các dây thần kinh sống đi từ tủy sống ra ngoài, khi cột sống bị thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm các rễ hay dây thần kinh sống sẽ bị chèn ép gây đau.

Đặc điểm sinh lý cột sống.

Đường cong sinh lý:

ở người trưởng thành, cột sống có 4 đoạn cong là cổ, ngực thắt lưng và cùng cụt. Các đoạn cong này đảm bảo cho cột sống vận động rất linh hoạt.

Chức năng của cột sống: có 3 chức năng:

Phương pháp kéo dãn cột sống cho người thoát vị đĩa đệm

Phương pháp kéo dãn cột sống cho người thoát vị đĩa đệm

Phương pháp kéo giãn cột sống cho người thoát vị đĩa đệm

Chức năng bảo vệ tủy sống: khi chấn thương hay tổn thương cột sống sẽ ảnh hưởng đến tủy sống.

Chức năng làm trụ cột cho các xương khác dính vào tạo nên bộ khung xương của cơ thể. Do làm trụ cột nên cột sống phải chịu một trọng tải rất lớn cả lúc nghỉ ngơi lẫn khi hoạt động, phần lớn trọng tải này lại do đĩa đệm chịu đựng. Bởi vậy đĩa đệm là một tổ chức có tính đàn hồi và khả năng chịu lực cao, tuy nhiên khả năng biến dạng và tính chịu nén cũng chỉ có giới hạn. ở đoạn thắt lưng trong tư thế nằm đĩa đệm chịu được tải trọng là 15-25kg lực, ở tư thế đứng là 100kg lực, tư thế cúi là 150kg lực, nếu cúi bê vật nặng 20kg thì áp lực nội đĩa đệm có thể lên tới 200kg lực. Khi chịu trọng tải lớn, áp lực nội đĩa đệm tăng lên và làm cho chiều cao đĩa đệm có thể giảm đi.

Chức năng vận động:

+ Sự vận động của cột sống theo 3 trục:

Trục ngang: thực hiện động tác gấp và duỗi.

Trục dọc: thực hiện động tác nghiêng trái, nghiêng phải.

Trục đứng: thực hiện động tác xoay trái xoay phải.

+ Cử động của các đoạn cột sống:

Đoạn cổ: vận động linh hoạt nhất gồm cả 3 động tác trên.

Đoạn lưng: đoạn này có các xương sườn bám vào nên cử động rất hạn chế.

Đoạn thắt lưng: chủ yếu là động tác gấp duỗi, động tác nghiêng và xoay hạn chế và là đoạn chịu lực chính của toàn bộ cột sống.

Đoạn cùng cụt: cố định không cử động.

Viết bình luận