1. Vật lý trị liệu là gì ? Tổng quan về vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu (VLTL) là một chuyên ngành lâm sàng của y học , ứng dụng các kỹ thuật dựa trên các nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý …tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể nhằm gây kích thích và điều trị một số bệnh.
Với những ưu điểm đặc biệt, điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc, VLTL đã nhanh chóng chiếm được ưu thế. Do những tác dụng phụ khi dùng thuốc hay các phương pháp hoá trị liệu làm tăng nhu cầu sử dụng các phương pháp chữa bệnh dựa trên những yếu tố tự nhiên như vật lý trị liệu. Nhiều bệnh nhân cũng hy vọng sử dụng các biện pháp vật lý để điều trị hay tránh phẫu thuật.
Ngày nay, dân số có tuổi thọ ngày càng cao, cộng thêm điều kiện sống và sinh hoạt bị nhiều yếu tố tác động theo chiều hướng tiêu cực. Vì vậy số người mắc bệnh mãn tính ngày càng tăng cao, nhất là những bệnh sinh ra như kết quả của quá trình thoái hoá. Chính với những bệnh này, phương pháp vật lý trị liệu tỏ rõ những ưu việt của mình. Nhờ sử dụng lặp lại một cách liên tục cơ chế kích thích – phản ứng, khả năng tự tổ chức của cơ thể được phát huy và tăng sức phòng vệ, tăng sức đề kháng vốn có bên trong cơ thể.
Vật lý trị liệu đóng vai trò rất lớn trong tổng thể y học phục hồi nói chung. Vật lý trị liệu và y học phục hồi là hai phương pháp điều trị gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Hầu hết các phương pháp sử dụng trong y học phục hồi liên quan đến các tác nhân vật lý. Cuối cùng,VLTL cũng có nhiều dạng ứng dụng trong y học dự phòng đối với nhiều loại bệnh khác nhau.Trong điều trị ngày nay có nhiều quá trình chuyển tiếp một các linh hoạt, bao gồm cả việc phòng bệnh cho những người chưa phải là đối tượng của bệnh viện.
Trong nhiều trường hợp, vật lý trị liệu chỉ là một phương pháp điều trị bổ sung hay thay thế. Tuy nhiên, nhiều khi nó là phương pháp không thể thay thế. Sự thống nhất giữa các nhà vật lý trị liệu và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác là một đảm bảo quan trọng cho thành công của phương pháp này. Hiện nay khái niệm “vật lý trị liệu” (VLTL) thường gắn liền với “phục hồi chức năng”(PHCN).
2 Lịch sử. vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu ra đời vào năm 2500 BC (trước công nguyên) tại Trung Quốc, Hippocrates mô tả mát xa và hydrotherapy trong 460 BC và có thể nói là một phiên bản của các phương pháp vật lý trị liệu hiện đại ngày nay. Ban đầu VLTL khởi nguồn từ việc mát xa nhằm xoá tan cơn mệt mỏi, những bài tập thể dục đơn giản nhằm hạn chế sự suy giảm chức năng đem lại hiệu quả rõ rệt. Khi công nghệ khoa học phát triển thì VLTL không còn đơn thuần chỉ là những động tác thể dục đơn giản, con người đã biết áp dụng khoa học và công nghệ vào VLTL, bắt đầu xuất hiện những thiết bị y khoa . Những thiết bị này được ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao những tính năng ,công dụng của chúng.
Trong 3 phương pháp trị liệu chính thống của y học bao gồm ngoại khoa, hoá trị liệu và vật lý trị liệu thì VLTL có lịch sử lâu đời và thăng trầm hơn cả. Hàng ngàn năm trước công nguyên một số tác nhân vật lý như nhiệt, lạnh,từ trường của đá nam châm tự nhiên, … đã được dùng để chữa bệnh. Đến tận cuối thế kỷ 17 chúng vẫn được xem là những trị liệu cơ bản của y học (Beckeer,1990).
Tuy nhiên hơn 40 năm trở lại đây, những phát triển mới của khoa học và công nghệ đã giúp các nhà khoa học phát hiện những quy luật mới liên quan đến sự sống. Khám phá của Fukuda và Yasuda về hiệu ứng áp điện của xương (Fukuda và Yasuda,1957), khám phá của Becker về sự tăng trưởng và sự tái sinh có bản chất điện sinh học (Becker 1990),những đo đạc trường điện từ của các cơ quan trong cơ thể sống…cùng với sự khám phá đã đi vào lịch sử của Galvanic về các dòng điện sinh lý của hệ thần kinh – cơ đã làm xuất hiện một quan điểm mới về bản chất của sự sống,bên cạnh các quá trình hoá học còn là các quá trình vật lý mà chủ yếu là các quá trình điện từ (Becker,1987).Khi đó có thể tác động cơ thể sống bằng các trường điện từ ngoại sinh thích hợp cũng như đánh giá trạng thái sống bằng cách nhận các tín hiệu điện từ nội sinh nhỏ và khó nắm bắt.
Hiện nay ngành VLTL đang được quan tâm phát triển mạnh dựa trên nền tàng kiến thức vật lý ứng dụng mới. Đồng thời với nguyên lý chủ yếu là ít chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài (ngoại khoa, thuốc..), phương pháp sử dụng trong thời gian lâu dài và có tác dụng tốt với các chứng bệnh mãn tính nên VLTL ngày càng phát triển mạnh và ứng dụng rộng rãi .
3. Các phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu.
3.1 Các tác nhân vật lý.
– Quang trị liệu (light therapy): dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser:(laser chất rắn, laser khí,laser chất lỏng)
Quang trị liệu (light therapy)
– Nhiệt trị liệu (thermo therapy): là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37°C đến khoảng 45-50°C) và nhiệt lạnh (thường dưới 15°C).
Nhiệt trị liệu (thermo therapy)
– Điện trị liệu (electrotherapy): dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bóp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,… Sử dụng hiện tương tạo ra dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, kích thích sợi thần kinh, chi phối dẫn truyền thần kinh qua sinap, hiện tượng điện di, … trong điều trị
Điện trị liệu (electrotherapy)
– Siêu âm trị liệu (ultrasound therapy): dùng sóng siêu âm kích thích vào các mô, cơ hay tổn thương bên trong cơ thể.
Siêu âm trị liệu (ultrasound therapy)
– Thuỷ trị liệu (hydrotherapy): các kỹ thuật như ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung..
– Từ trị liệu (magnetotherapy): điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,…
– Oxy cao áp trị liệu (hyperbaric oxygentherapy –HOT)
3.2 Cơ động học trị liệu (mechanical dynamic therapy) : xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,…
– Tác động lực của đôi bàn tay, thay đổi áp lực tạo nên bởi siêu âm, rung cơ học của máy rung lắc, áp lực thuỷ động và đối lưu trong thuỷ trị liệu,…tác động lên các đầu tận cùng thần kinh cảm giác và các thụ cảm xúc giác từ da tạo nên các luồng xung động hướng tâm đến trung ương. Những tác dụng cơ học cho ta hàng loạt các tác dụng sinh học như vận động mạch tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau,…
Máy kéo giãn cột sống
3.3 Vận động trị liệu và phục hồi (therapeutic exercises): sử dụng các bài tập vận động cơ thể nhằm duy trì hay phục hồi các họat động thông thường của cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng song song với các phương pháp VLTL khác trong trường hợp bị tổn thương hệ vận động do chấn thương hay thoái hóa.
Viết bình luận