Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng máy thở

Medical Việt Nam trân trọng gửi tới quý vị bộ quy trình bảo dưỡng các thiết bị y tế trong bệnh viện

Quy trình bảo dưỡng máy thở.

1. Kiểm tra máy thở trước bảo dưỡng:

- Ghi chép việc bảo dưỡng hàng ngày xử lý những hư hỏng hay các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng.

- Kiểm tra cẩn thận bằng mắt thường tổng thể và các bộ phận bên ngoài máy.

- Bật máy cho hoạt động và đánh giá chất lượng, tình trạng.

2. Công tác vệ sinh máy:

- Vệ sinh toàn máy.

- Kiểm tra phin lọc thở ra và thay nó cho mỗi bệnh nhân.

3. Công tác kiểm tra chung:

- Kiểm tra về phương diện vật lý xem có hỏng hóc gì không.

- Kiểm tra đầu nối khí y tế và xác định áp lực là bình thường.

- Kiểm tra xả nước đọng ở máy nén khí khi dùng.

- Kiểm tra ống thở bệnh nhân và phổi giả

4. Kiểm tra phần điện:

- Kiểm tra dây nguồn, dây nối và các đầu nối xem có bị hư hỏng gi không

- Kiểm tra các dây nối và cáp xem an toàn không.

- Kiểm tra điện áp nguồn.

5. Kiểm tra chức năng:

- Bật nguồn và xác định không có gì bất thường.

- Kiểm tra tất cả các công tắc và núm vặn đều hoạt động bình thường.

- Kiểm tra máy nén khí hoạt động bình thường (khi sử dụng) và tự động cắt ở áp lực giới hạn ngưỡng cao thiết lập.

- Kiểm tra áp lực khí và O2 có đạt không.

- Kiểm tra việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm của bình làm ẩm.

- Kiểm tra điều khiển của piston (áp dụng máy có chức năng HFO)

- Kiểm tra chức năng báo động.

6. Kiểm tra vận hành:

- Đặt máy thở ở mode AC: tần số thở 12lần/phút, tidal volum 500ml; I:E= 1:2; Plateau 10% và PEEP 5cmH2O v..v hoặc theo tài liệu kèm theo của máy.

- Đặt SIMV trigger đến -2cmH2O và vận hành mode SIMV đặt áp lực âm vào phổi giả và xác định SIMV trigger.

7. Bàn giao cho người sử dụng:

- Cho tiến hành chạy thử, đánh giá chất lượng máy so với trước và sau khi bảo dưỡng.

- Ghi lại các thông số kỹ thuật và quá trình bảo dưỡng vào sổ lưu.

- Bàn giao cho đơn vị sử dụng. Có xác nhận của người trực tiếp sử dụng hoặc trưởng, phó khoa phòng.

Viết bình luận