Phòng mổ và các trang thiết bị phòng mổ nội soi

Phòng mổ là phòng chức năng đặc biệt của bệnh viện, chịu trách nhiệm chính của quá trình điều trị ngoại khoa. Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng, tổ chức phòng mổ có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó quan trọng nhất là vấn đề vô khuẩn ngoại khoa.
1. Môi trường phòng mổ
1.1. Phòng mổ

1.2. Phòng tiền mê
Đây là phòng xuất nhập người bệnh của phòng mổ. Phòng này giúp điều dưỡng nhận bệnh, theo dõi trước khi đưa người bệnh vào phòng mổ, là nơi kiểm tra, cung cấp thông tin hay kiểm tra người bệnh trước khi chuyển người bệnh vào phòng mổ.
2. Khái niệm về vô khuẩn và tiệt khuẩn
– Vô khuẩn: ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mổ bằng cách không cho các dụng cụ, vật liệu, môi trường xung quanh có vi khuẩn xâm nhập vào.
– Tiệt khuẩn: là phương pháp dùng hoá chất hay vật lý để diệt vi khuẩn.
3. Các yêu cầu khu phẫu thuật
Vị trí: xây ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, xa bệnh phòng và các nguồn ô nhiễm khác. Đường ra vào 1 chiều.
Thể tích mỗi phòng mổ là 100m3 (6 x 5 x 3,5), góc tường nên xây tròn, có 2 lần cửa, cửa tự động.
Số lượng buồng: tuỳ thuộc quy mô bệnh viện, nhưng ít nhất nên có 2 phòng mổ: mổ sạch và mổ nhiễm.
Các phòng khác:
– Phòng rửa tay trước mổ.

– Phòng tiền mê

– Phòng tiệt khuẩn dụng cụ

Phòng mổ cấp cứu, kho dự trữ dụng cụ, đồ vải, phòng hồi sức tập trung sau mổ.

Không khí: Việc thay đổi không khí trong phòng mổ rất quan trọng, khi đặt đĩa Pêtri có môi trường nuôi vi khuẩn mà sau 45 phút nếu có 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa thì không khí trong phòng mổ chưa lọc tốt, ngược lại, nếu không khí đã được lọc thì sau 60 phút chỉ có 7 vi khuẩn lạc mọc. Không khí trong phòng mổ nên di chuyển từ trần nhà xuống sàn nhà. Hạn chế tối đa số người ra vào phòng mổ.
Ánh sáng: cần có đầy đủ nguồn ánh sáng tự nhiên qua các khung cửa sổ và ánh sáng nhân tạo gồm:
– Ánh sáng khuếch tán: ánh sáng trần.
– Ánh sáng tập trung: ánh sáng tụ lại và không tạo bóng (đèn mổ).

Nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ từ 18–200C và độ ẩm từ 60–65%, tốt nhất là dùng máy điều hoà nhiệt độ.
Nước rửa tay trước khi mổ: nước phải được tiệt trùng và thường xuyên kiểm tra hệ thống này.
Trang bị trong mỗi phòng mổ: càng ít vật dụng càng tốt, tối thiểu là bàn mổ, máy gây mê, máy hút, tủ đựng dụng cụ, tủ thuốc. Các dụng cụ máy móc khác sau mổ phải chuyển ra ngoài để lau chùi và bảo quản, khi cần thì đem vào. Các hộp dụng cụ đưa vào phòng mổ qua cửa sổ.
4. Trang thiết bị chính cho phòng mổ nội soi

4.1. Các thiết bị chính

4.1.1. Camera màu: có độ nhạy sáng 1–5lux, độ phân giải cao, nhận hình ảnh trong ổ bụng từ ống kính soi truyền qua một dây dẫn vào bộ phận xử lý trung tâm. Hình ảnh sẽ được chiếu lên màn hình (monitor).

4.1.2. Nguồn sáng lạnh: với bóng đèn Halogen hoặc Xenon công suất 150 – 300W cung cấp ánh sáng cho ống kính soi ổ bụng (laparoscope) qua một dây quang dẫn.

Kính soi: có thể phóng đại hình ảnh 15-20 lần

Máy cắt đốt/Dao mổ điện: có dây gắn vào các dụng cụ mổ, nhờ đó vừa có thể phẫu tích vừa cắt, đốt cầm máu

Monitor hoặc TV: chuyên dụng, có chiều sâu, độ nét cao (thông dụng là loại 14 hoặc 20 inches).

Dụng cụ thu hình (video–cassette, CD hoặc DVD): để thu lại các trường hợp mổ dùng cho nghiên cứu khoa học v.v...

4.3. Các dụng cụ mổ
Kim Veress bơm khí: có lò xo để bảo vệ đầu kim tránh không gây thủng ruột khi chọc qua thành bụng.
Trocar 5 và 10mm: để chọc qua thành bụng – có van bảo vệ – giúp đưa các dụng cụ mổ vào trong ổ bụng.
 Các kìm phẫu thuật để cầm nắm (grasper), để bóc tách mô (dissector), kéo, móc đốt, ống hút... Hầu hết các dụng cụ này đều có thể nối với dây dẫn điện của máy đốt để vừa bóc tách vừa đốt cầm máu.
Endoloop: là một que nhựa xỏ chỉ (Chromic 1–0 hoặc Vicryl 1–0) dùng để cột mạch máu hoặc mô (ruột thừa, ống túi mật, mạc treo ruột v.v…)
5. Bảo quản phòng mổ
Mục đích: nhằm duy trì phòng mổ luôn sạch, an toàn. Có nội quy cụ thể việc ra vào phòng mổ.
5.1. Trước mổ và trong mổ
– Thực hiện đúng thủ tục vô khuẩn trước mổ.
– Sát trùng kỹ vùng mổ và trải khăn che mổ vô khuẩn.
– Chỉ sử dụng dụng cụ mới, vô khuẩn.
– Tuân thủ đúng kỹ thuật sạch và bẩn trong khi mổ.
– Phòng mổ không vượt quá 10 người. Hạn chế việc đi lại trong phòng mổ.
5.2. Sau mổ
– Khử khuẩn phòng mổ:
– Cọ rửa sàn, tường bằng dung dịch sát khuẩn.
– Lau chùi bàn mổ, đèn mổ… bằng dung dịch khử khuẩn.
– Chuyển toàn bộ dụng cụ ra ngoài phòng mổ trừ bàn mổ, máy gây mê, máy hút.
– Luôn đóng kín cửa phòng mổ.
– Điều chỉnh nhiệt độ phòng mổ và thông khí.
5.3. Hàng tuần
Làm vệ sinh toàn bộ phòng mổ.
– Chế độ kiểm tra: Kiểm tra vô khuẩn định kỳ trang thiết bị, dụng cụ. Kiểm tra vô khuẩn định kỳ đối với nhân viên.
– Nên phối hợp với phòng điều trị đánh giá lại tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ.
6. Những nguyên tắc về sức khoẻ và quần áo trong phòng mổ
Những nguyên tắc về sức khoẻ và quần áo trong phòng mổ:
- Điều dưỡng bị cảm cúm, đau mắt, nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn không được vào phòng mổ.
- Khi vào phòng mổ phải mặc quần áo hấp tiệt trùng của phòng mổ, quần phải có chun, áo bỏ trong quần.
- Quần áo ướt phải thay ngay, mặc đồ hấp tiệt trùng khi vào phòng mổ. Khi ra khỏi phòng mổ thay đồ khác và bỏ vào bao đồ bẩn để chuyển xuống nhà giặt.
- Khẩu trang phải che kín mũi miệng, tránh nói cười, hắt hơi mạnh vào khẩu trang vì có thể bay qua không khí. Khẩu trang khi ẩm phải thay, khi tháo khẩu trang ra chỉ chạm vào dây, không sử dụng lại sau khi tháo ra, không bỏ khẩu trang xuống cổ.
- Nón: che kín tóc hoàn toàn.
- Giày êm, bằng vải dày, loại dùng một lần.

Viết bình luận