Lành mạnh hóa ngành thiết bị y tế : Còn rất nhiều việc phải làm

Khoảng 2 năm trở lại đây nghành Y tế bắt đầu nhận được quan tâm đặc biệt của tất cả các tầng lớp nhân dân, bởi hàng loạt sự việc bê bối nghiêm trọng diễn ra. Từ việc làm giả kết quả xét nghiệm, thu phí cao ngất ngưởng của các phòng khám, làm chết và phi tang xác bệnh nhân vụ Cát Tường…Đặc biệt là tình trạng mất kiểm soát trong việc kinh doanh buôn bán, sử dụng thiết bị y tế.
Cùng với dược phẩm, các thiết bị và vật tư cũng như các loại hóa chất sinh phẩm dùng trong y tế có vai trò hết sức quan trong trong việc chấn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Bất kỳ sự sai sót nào của khâu này cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Lĩnh vực này quan trọng là vậy nhưng chưa được quan tâm quản lý chặt chẽ và đúng mức.
Sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số vấn đề lớn còn tồn tại của nghành cần được Bộ Y Tế quan tâm giải quyết

1. Nhập khẩu và sử dụng trang thiết bị y tế cũ
Mặc dù đã được kiểm soát tốt hơn trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn rất nhiều thiết bị cũ trà trộn được vào các lô hàng nhập khẩu và bán ra trên thị trường.
Như: máy soi tiêu hóa cũ của Olympus, các dòng máy siêu âm, monitor, máy thở…

Vẫn còn nhiều thiết bị cũ không rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng được nhập khẩu từ trước vẫn đang được mua bán và sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Việt Nam là một trong số rất ít Quốc gia cấm nhập khẩu các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng. Trong đó, rất nhiều thiết bị nhập cũ của các hãng thương hiệu thậm chí có chất lượng còn tốt hơn hàng mới có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc với giá cạnh tranh. Tuy nhiên để kiểm tra và quản lý được những thiết bị này với trình độ và cơ sở hạ tầng hiện hay ở nước ra là rất khó. Nên có lẽ Bộ y tế sẽ vẫn quan điểm “ không quản lý được thì cấm “.

2. Nhiều thiết bị mới không được cấp phép lưu hành, nhập lậu vẫn được sử dụng rộng rãi và công khai
Trên cùng một sản phẩm của hãng nào đó được BYT cấp phép lưu hành nhưng có khi được nhập lậu về Việt Nam qua các con đường khác nhau, và tung ra thị trường với giá thấp hơn gây nhiễu loạn thị trường. Đáng nguy hơn là các sản phẩm này lại sử dụng các giấy tờ của hàng chính ngạch như CO, CQ để đối phó với cơ quan chức năng cũng như hợp lệ làm hồ sơ thanh toán trong đơn vị công lập. Các sản phẩm này thường là nhỏ, dễ vận chuyển tiểu nghạch và có xuất xứ gần từ Trung Quốc, Ấn Độ như Monitor, điện tim, điện não, máy xét nghiệm.
Ngoài ra, có rất nhiều sản phẩm không hề được cấp phép nhưng đã được sử dụng hợp lệ trong hầu hết các cơ sở y tế như: các máy soi Tai Mũi Họng, máy soi Cổ Tử Cung, điện tim, điện não…và một số loại test xét nghiệm nhanh, hóa chất xét nghiệm, vật tư tiêu hao. Các sản phẩm này đa số được sử dụng ở các cơ sở y tế nhỏ.
Những thiết bị chẩn đoán hình ảnh đơn giản, có thể kiểm tra chất lượng bằng trực quan như máy soi TMH, soi CTC thì không ảnh hưởng nhiều. Nhưng các sinh phẩm xét nghiệm, máy Monitor, điện tim, điện não khó có thể kiểm chứng được chất lượng nên sẽ ảnh hưởng khôn lường đến chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đây cũng là lý do chính gây nên sự bát nháo khó kiểm soát trên thị trường kinh doanh Thiết bị vật tư y tế hiện nay ở nước ta.

3. Nhiều thiết bị kém chất lượng, sai chỉ số vẫn đang được sử dụng bình thường
Có quá nhiều điều cần phải xem xét lại một cách hệ thống và cần thiết phải ban hành quy chế, quy định về việc kiểm tra các thiết bị y tế trong quá trình sử dụng của các cơ sở y tế.
Theo nhận định của các kỹ thuật điện tử Y sinh có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo trì, sữa chữa các trang thiết bị cho cho các cơ sở y tế. Thì có rất nhiều thiết bị hiện đang được sử dụng để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân chạy sai kết quả, không còn tác dụng điều trị. Có một số thiết bị điển hình như: máy tạo Oxy, máy thở, máy xét nghiệm…
Điều đáng quan ngại hơn là toàn bộ hệ thống y tế chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào được ban hành để hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc này. Bên cạnh việc thiết bị kiểm chuẩn, trình độ chuyên môn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Các đơn vị sử dụng thì thường không để ý đến khuyến cáo của nhà sản xuất, về định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng cũng như thay thế linh kiện hết tuổi thọ. Họ thường để đến khi máy hỏng hẳn mới thực hiện sữa chữa.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi cơ sở y tế này không công nhận kết quả lâm sàng của cơ sở kia, nhất là các kết quá xét nghiệm. Dẫn đến việc bệnh nhân phải làm đi làm lại nhiều chẩn đoán, xét nghiệm giống nhau ở các đơn vị khác nhau gây nên tình trạng lãng phí và tốn kém cho bệnh nhân.
Ví dụ: Một số nhóm thiết bị cần thiết phải định kỳ kiểm tra và kiểm chuẩn chất lượng như:
Máy xét nghiệm: các thiết bị xét nghiệm sinh hóa ngày nay thường sử dụng phương pháp so mầu quang học, Sensor cảm biến nên tuổi thọ của sẽ giảm dần theo thời gian cũng như điều kiện hoạt động, bảo quản, bụi bẩn… có thể làm giảm hiệu quả và độ chính xác. Với các máy xét nghiệm công thức máu thì vệ sinh buồng đếm, đường ống dẫn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để đưa đến kết quả chính xác. Chưa kể đến quy trình vận hành, bảo quản hóa chất và chất lượng của vật tư xét nghiệm đi kèm như: ống nghiệm, pipet, máy ủ, Curvet, đầu côn…
Máy thở: trong áy thở có rất nhiều vật tư tiêu hao cần định kỳ thay thế nhứ: Fil lọc khuẩn, đầu lọc ẩm, dây thở, Sensor Oxy…nhưng có rất nhiều cơ sở y tế sử dụng nhiều năm không thay thế…
Gần đây Bộ y tế đã gấp rút ban hành văn bản hướng dẫn kiểm chuẩn các máy xét nghiệm trong y tế. Hi vọng tiến tới bộ y tế sẽ tiếp tục ban hành hưỡng dẫn này cho các nhóm thiết bị khác, nhất là thiết bị dễ dẫ tới sai số như máy thở, máy tách Oxy.

4. Nhiều thiết bị cấp chỗ thừa chỗ thiếu, gây lãng phí nghiêm trọng. Nhiều thiết bị còn có thể vận hành được nhưng bị lãng quên
Các nguồn kinh phí chủ yếu từ trái phiếu chính phủ hoặc dự án tài trợ, do chưa đánh giá hết được nhu cầu và khả năng khai thác của các địa phương nên không ít trường hợp cấp thừa thiết bị.Trong một thời gian ngắn, có Trung tâm y tế đươc cấp tới 3-5 máy xét nghiệm nước tiểu hay sinh hóa, kính hiển vi.
Không những thừa, rất nhiều đơn vị tuyến Xã, Huyện không có cán bộ đủ trình độ chuyên môn để vận hành thiết bị.
Như gần đây nhất, thông qua ngân hàng thế giới WB hãng Mindray đã trúng gói thầu quốc tế “Cung cấp các thiết bị xét nghiệm cho các xã ở khu vực iêng núi phía Bắc “ với tổng giá trị tới 10 triệu USD. Trong gói thầu có tổng cộng 480 máy gồm: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu. Đến nay dự án đã hoàn thành bàn giao cho các đơn vị và bắt đầu gần 2 năm nay. Thật ngạc nhiên khi chính hãng Mindray Việt Nam cho biết chưa thấy đơn vị nào trong số đó liên hệ lấy hóa chất, và khi kỹ sư quay lại lắp thiết bị khác thì thấy hầu như thiết bị lắp trước đó đã để mốc meo, không sử dụng.

Ngoài ra, qua thực tế khảo sát các đơn vị khác, không ít nơi có nhiều thiết bị mới cấp nhưng do đã có máy dùng và đang chạy tốt nên thiết bị bỏ kho nhiều năm nay. Nhiều thiết bị hỏng hoặc trục trặc vẫn có thể sữa chữa để tiếp tục sử dụng nhưng các đơn vị không làm vì đang có máy khác sử dụng. Khi được hỏi sữa chữa thì nhiều cán bộ nói “ chẳng cần vì sắp có dự án cấp máy mới rồi “…
Quả thật hiện nay vấn đề mua sắm, vận hành trang thiết bị y tế ở tuyến y tế công ở nước ta còn gây rất nhiều lãng phí cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là lĩnh vực dễ có tệ nạn tham nhũng xảy ra.

5. Tham nhũng nghiêm trọng trong đấu thầu mua sắm công
Mới đây, Công An tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra vụ mua sắm qua đấu thầu lô thiết bị y tế tiền tỷ mác Nhật ruột Trung Quốc bị bỏ không từ khi nghiệm thu.
Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong số rất nhiều vụ đã phát hiện và rất rất nhiều sự việc còn chưa được phanh phui ra.
Hàng năm ngân sách nhà nước thông qua nguồn trái phiếu chính phủ, nguồn đi vay, tài trợ…đã dành không ít tài chính cho việc mua sắm trang thiết bị ở các sơ sở y tế tuyến công lập nhằm từng bước hiện đại hóa cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó lãng phí vì không sử dụng được, giá đội lên cao để tiền vào túi các quan chức và các công ty kinh doanh bất chính.

Bằng các hình thức như: thông thầu, cài cắm cấu hình độc quyền. Ngoài ra còn có áp lực của chính quyền trong nghành, chỉ định và gây áp lực bắt các đơn vị mua sắm với giá cắt cổ.
Điều đáng quan ngại và thấy bất công với các y Bác sỹ là nhân viên trong các cơ sở y tế này đó là, họ phải mua sắm trang thiết bị bằng chính nguồn kinh phí “ phát triển sự nghiệp “ được trích ra từ doanh thu của chính đơn vị. Mà phải mua với giá trị cao ngất ngưỡng, công sức do họ làm ra nhưng hoa hồng thì lãnh đạo thừa hưởng. Ai cũng biết, cũng đoán được nhưng chẳng ai giám lên tiếng.
Giá như tiết kiệm trong mua sắm, không tham nhũng thì đơn vị có thêm kinh phí để gửi cán bộ đi đào tạo nâng cao chuyên muôn, mua sắm thêm nhiều thiết bị cần thiết khác để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và phục vụ bệnh nhân. Hoặc tăng tiền dịch vụ cho cán bộ nhân viên để nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
5 vấn đề trên chỉ khái quát được phần nào thực trạng đang diễn ra hàng ngày trong lĩnh vực mua bán và sử dụng trang thiết bị vật tư y tế hiện nay. Có ý kiến cho rằng có “ lợi ích nhóm “ hệ thống quản lý nên để giải quyết triệt để vấn đề này không chỉ ngày một ngày hai. Nó còn phụ thuộc vào sự quan tâm thỏa đáng và quyết liệt của Bộ y tế.

Viết bình luận